Lộ diện top 10 địa phương có Chỉ số cơ sở hạ tầng tốt nhất cả nước

Nhất quán với phát hiện đã được chỉ ra từ báo cáo PCI các năm trước: những địa phương nào có chất lượng điều hành tốt thường có cơ sở hạ tầng chất lượng cao hơn.

Theo Báo Cáo PCI 2021, trong năm 2021, Bình Dương, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Đồng Nai và Hà Nội là những địa phương có kết quả tốt nhất trong Chỉ số Cơ sở hạ tầng.

5 địa phương tiếp theo là Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, TP. Hồ Chí Minh, Lâm Đồng và Hải Dương.

untitled 16510568054701690050927

Nguồn: Báo cáo PCI 2021

Chỉ số Cơ sở hạ tầng PCI xếp hạng chất lượng cơ sở hạ tầng của 63 tỉnh, thành phố của Việt Nam. Chỉ số Cơ sở hạ tầng không được đưa vào để tính điểm PCI, song đây là nguồn thông tin tham khảo hữu ích cho các doanh nghiệp cũng như các nhà hoạch định chính sách.

Được xây dựng dựa trên kết hợp nguồn thông tin chính thức của các cơ quan Nhà nước và nguồn thông tin từ khảo sát doanh nghiệp về chất lượng cơ sở hạ tầng, Chỉ số Cơ sở hạ tầng trong PCI 2021 gồm 5 chiều cạnh gồm: (1) Khu công nghiệp, (2) Đường bộ, (3) Điện năng, (4) Viễn thông, và (5) Các hạ tầng khác.

Kết quả điều tra cũng ghi nhận mối tương quan mạnh và chặt chẽ giữa chất lượng điều hành và cơ sở hạ tầng tại 63 tỉnh, thành phố tại Việt Nam. Nhất quán với phát hiện đã được chỉ ra từ báo cáo PCI các năm trước: những địa phương nào có chất lượng điều hành tốt thường có cơ sở hạ tầng chất lượng cao hơn.

untitled 1651057437151665525780

Nguồn: Báo cáo PCI 2021

Các tỉnh nằm trên góc phần tư bên phải phía trên là những địa phương đồng thời có điểm Chỉ số Cơ sở hạ tầng cao và điểm PCI 2021 có trọng số cao hơn các giá trị trung vị. Có thể thấy nhiều địa phương có trình độ phát triển kinh tế cao ở nhóm này như Bình Dương, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Đồng Nai, Bắc Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Hải Phòng và TP. Hồ Chí Minh. Những tỉnh nằm ở góc phần tư bên trái phía dưới là nhóm cần cần tăng tốc cải cách hơn nữa, khi có điểm số PCI nằm trong phía sau, trong khi chất lượng hạ tầng vẫn còn hạn chế.

Những tỉnh, thành phố có chất lượng cơ sở hạ tầng ở mức cao hơn tỉnh trung vị, nhưng có chất lượng điều hành ở mức thấp hơn tỉnh trung vị sẽ cần vượt qua bẫy lợi thế (do chủ quan rằng nhà đầu tư sẽ tìm đến cho dù tỉnh có nỗ lực cải thiện chất lượng điều hành hay không). Những tỉnh có chất lượng điều hành kinh tế ở mức cao hơn tỉnh trung vị song chất lượng cơ sở hạ tầng còn hạn chế là những tỉnh sẽ phải “vượt khó” bằng cách nỗ lực cải cách nhằm khắc phục bất lợi về cơ sở hạ tầng.